3 trụ cột kinh tế đã nổi bật
19/10/2020
Bây giờ, nói đến Bình Thuận, người ta nhớ ngay đến du lịch, thanh long và điện. Những sản phẩm cụ thể ấy đang đại diện cho 3 lĩnh vực, vốn đã xác định là 3 trụ cột kinh tế của tỉnh từ khoảng 5 năm trước. Thời gian tới này, 3 trụ cột ấy tiếp tục xây dựng gắn với ứng dụng công nghệ cao, xây dựng chuỗi giá trị và những tín hiệu triển vọng cũng đang xuất hiện...
Nhiều năm trước, không ai nghĩ cái nắng, gió trên dải đất Bình Thuận vốn rất khắc nghiệt so với bình thường ở những nơi khác lại có thể biến thành điện năng sạch như hiện tại. Hàng chục nhà máy điện mặt trời, điện gió xuất hiện cùng với Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân được xem là trung tâm năng lượng của cả nước, đã đưa Bình Thuận trở thành nơi sản xuất điện lớn nhất.
Nhiều năm trước, không ai nghĩ cái nắng, gió trên dải đất Bình Thuận vốn rất khắc nghiệt so với bình thường ở những nơi khác lại có thể biến thành điện năng sạch như hiện tại. Hàng chục nhà máy điện mặt trời, điện gió xuất hiện cùng với Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân được xem là trung tâm năng lượng của cả nước, đã đưa Bình Thuận trở thành nơi sản xuất điện lớn nhất.

Thi công móng trụ tuabin Nhà máy điện gió Thái Hòa, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
Và đến thời điểm này, có thêm nhiều nhà đầu tư lớn với những dự án tỷ đô muốn xây dựng điện gió ngoài khơi Bình Thuận. Bên cạnh, còn nhiều dự án có quy mô nhỏ hơn khác, đầu tư vào giai đoạn sau 2020 với tổng công suất điện năng tăng gấp nhiều lần so hiện tại. Vì vậy, các nhà đầu tư đều thấy và tin công nghiệp phụ trợ cho ngành năng lượng sẽ xuất hiện và phát triển tại Bình Thuận trong thời gian tới. Đó là sự theo dòng kinh doanh và thực ra, còn vì tỉnh cũng đã xác định, kêu gọi đầu tư phát triển ngành công nghiệp phụ trợ này trong thời gian tới.
Toàn tỉnh hiện đang có những sản phẩm nổi bật như nho, dưa lưới, thanh long, lúa… Có hộ dân và cả doanh nghiệp cùng tham gia sản xuất theo hướng sử dụng giống mới, ứng dụng công nghệ cao; đã hình thành một số liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và HTX.
Sắp tới, trở ngại nhất là giao thông đã được tháo gỡ qua việc cao tốc đến Phan Thiết hình thành, sân bay xuất hiện, Mũi Né sẽ thành tâm điểm trong phát triển du lịch chung của toàn tỉnh, 1 trụ cột kinh tế nhiều triển vọng. Vì Mũi Né nói riêng, du lịch Bình Thuận nói chung chủ yếu phân bố ven biển nên cũng có chung đặc điểm: Biển xanh (Sea), cát trắng (sand), nắng vàng (sun). Để thu hút khách bền vững, theo các hãng lữ hành là du lịch Bình Thuận cần bồi dưỡng thêm chữ S thứ 4, đó là Soul, tức tâm hồn con người mà trong du lịch, đó là kỹ năng, kiến thức, tinh thần phục vụ… của lực lượng làm du lịch.
Theo Báo Bình Thuận
Tin mới nhất
• Báo tin tức: Hàng nghìn du khách tham dự Lễ hội Chùa Tiên (16/02/2024)
• Báo đầu tư: Gỡ bất cập thủ tục liên quan đến khu công nghiệp, cụm công nghiệp (21/12/2023)
• Tập đoàn Thái Bình Dương tham dự lễ gắn biển tên phố Phạm Tiến Duật (22/10/2023)
• Tập đoàn Thái Bình Dương tham gia Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (22/09/2023)
• Hội Trường Sơn Việt Nam tham dự Lễ kỉ niệm và triển lãm ảnh 50 năm chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam của lãnh tụ Fidel Castro (14/09/2023)
Tin cũ hơn